1. Dễ gặp các vấn đề sức khỏe: Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Bang Florida (Mỹ) cho thấy những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức có khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết đối tượng này luôn được cha mẹ "cầm tay chỉ dẫn", thậm chí làm thay phần con. Các em thiếu kiến thức về cách quản lý sức khỏe và chăm sóc bản thân. Khi lớn lên, nếu thiếu đi sự chăm sóc, nhắc nhở của cha mẹ, các em sẽ không quan tâm đến sức khỏe của mình. Ảnh: Memorial Regional Health.
2. Tự cho mình là trung tâm: Khi được cha mẹ bao bọc quá mức, trẻ có xu hướng tự cho rằng chúng là trung tâm của vũ trụ. Suy nghĩ này sẽ khó biến mất khi trẻ trưởng thành. Trong một số trường hợp, nhiều người khi lớn lên vẫn mang tâm lý bản thân là trung tâm, có quyền điều khiển mọi thứ và được hưởng những điều tốt nhất. Nghiên cứu của Đại học Arizona cũng khẳng định vấn đề này. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra trẻ được bao bọc quá mức dễ cảm thấy thất vọng, đau khổ nếu yêu cầu của bản thân không được đáp ứng. Ảnh: HuffPost.
3. Dễ gặp vấn đề tâm lý, tình cảm: Trẻ được cha mẹ bao bọc thường lớn lên mà không cần học cách điều tiết cảm xúc vì người lớn đã thay các em làm điều này. Việc thiếu kỹ năng điều chỉnh cảm xúc sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng khi trẻ trưởng thành. Năm 2013, các nhà nghiên cứu tại Đại học Mary Washington (Mỹ) cho biết những sinh viên đại học sống cùng cha mẹ bao bọc con có nhiều khả năng mắc trầm cảm hơn. Đối tượng này chia sẻ họ cảm thấy ít hài lòng với cuộc sống của mình. Ảnh: Children's Hospital Los Angeles.
4. Dễ phụ thuộc vào thuốc: Những đứa trẻ này thường không quen chịu đựng cơn đau hoặc sự khó chịu. Ngoài ra, các em đã quen với việc được xoa dịu ngay lập tức. Điều này có thể lý giải cho các em thường tìm đến thuốc và dễ bị phụ thuộc vào nó. Một nghiên cứu năm 2011 của Đại học Tennessee (Mỹ) cho thấy những sinh viên từng được cha mẹ bao bọc quá mức có nguy cơ cao phải dùng thuốc để điều trị chứng lo âu hoặc trầm cảm. Một số người cũng tìm đến thuốc giảm đau như một cách để thư giãn. Ảnh: Ảnh: Greater Good Science Center.
5. Thiếu kỹ năng tự điều chỉnh: Do được cha mẹ bao bọc quá mức, nhiều đứa trẻ không có thời gian, không gian riêng để tự học hỏi, phát triển bản thân. Các em thường được cha mẹ "lập trình" sẵn mọi việc và buộc phải tuân theo. Do đó, các em thiếu đi kỹ năng tự điều chỉnh và thích nghi với cuộc sống. Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Colorado (Mỹ) cho biết những đứa trẻ này dễ thiếu đi khả năng kiểm soát bản thân và không biết tạo động lực cố gắng. Các em thường trì hoãn và thiếu đi sự chủ động trong công việc. Ảnh: Expressable.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét